Lệnh tính toán bc: |
Linux cung cấp một ngôn ngữ tính toán với độ chính xác tùy ý thông qua lệnh bc. Khi yêu cầu lệnh này, người dùng được cung cấp một ngôn ngữ tính toán (và cho phép lập trình tính toán có dạng ngôn ngữ lập trình C) hoạt động theo thông dịch. Trong ngôn ngữ lập trình được cung cấp (tạm thời gọi là ngôn ngữ bc), tồn tại rất nhiều công cụ hỗ trợ tính toán và lập trình tính toán: kiểu phép toán số học phong phú, phép toán so sánh, một số hàm chuẩn, biến chuẩn, cấu trúc điều khiển, cách thức định nghĩa hàm, cách thức thay đổi độ chính xác, đặt lời chú thích ... Chỉ cần sử dụng một phần nhỏ tác động của lệnh bc, chúng ta đã có một "máy tính số bấm tay" hiệu quả
Cú pháp:
bc [tùy-chọn] [tập-tin...]Tùy chọn:
-l, --mathlib
thực hiện phép tính theo chuẩn thư viện toán học (ví dụ: 5/5=1.00000000000000000000).
-w, --warn
khi thực hiện phép tính không tuân theo chuẩn POSIX (POSIX là một chuẩn trong Linux) thì một cảnh báo xuất hiện.
-s, --standard
thực hiện phép tính chính xác theo chuẩn của ngôn ngữ POSIX bc.
-q, --quiet
không hiện ra lời giới thiệu về phần mềm GNU khi dùng bc.
Tham số tập-tin là tên tập tin chứa chương trình viết trên ngôn ngữ bc, khi lệnh bc thực hiện sẽ tự động chạy các tập tin chương trình này (Nếu có nhiều tham số thì có nghĩa sẽ chạy nhiều chương trình liên tiếp nhau).
Dưới đây là một ví dụ sử dụng lệnh bc ở dạng đơn giản nhất.
Khi gõ lệnh tại dấu nhắc:
bc -l
Sau đó ta đánh các phép tính và thu được kết quả:
5^3
125
12+12+78*7-62/4
554.50000000000000000000
a=4
a^a
256
a*78
312
b=45
a*b
180
a/b
.08888888888888888888
a%b
.00000000000000000040
ở đây * là phép nhân, ^ là phép tính luỹ thừa, / là phép chia lấy thương, % là chia lấy phần dư.
* Lưu ý:
Ngôn ngữ lập trình tính toán bc là một ngôn ngữ rất mạnh có nội dung hết sức phong phú cho nên trong khuôn khổ của cuốn sách này không thể mô tả hết các nội dung của ngôn ngữ đó được. Chúng ta cần sử dụng lệnh man bc để nhận được thông tin đầy đủ về lệnh bc và ngôn ngữ tính toán bc.
ở đây trình bày sơ bộ một số yếu tố cơ bản nhất của ngôn ngữ đó (bt là viết tắt của biểu thức, b là viết tắt của biến):
Các phép tính:
-bt: lấy đối;
++ b, --b, b ++, b --: phép toán tăng, giảm b;
các phép toán hai ngôi cộng +, trừ -, nhân *, chia /, lấy phần dư %, lũy thừa nguyên bậc ^; gán =; gán sau khi thao tác =; các phép toán so sánh <, <=, >, >=, bằng ==, khác != ...
Phép so sánh cho 1 nếu đúng, cho 0 nếu sai.
Bốn biến chuẩn là scale số lượng chữ số phần thập phân; last giá trị tính toán cuối cùng; ibase cơ số hệ đếm đối với input và obase là cơ số hệ đếm với output (ngầm định hai biến này có giá trị 10).
Các hàm chuẩn sin s (bt); cosin c (bt); arctg a (bt); lôgarit tự nhiên l (bt); mũ cơ số tự nhiên e (bt); hàm Bessel bậc nguyên n của bt là j (n, bt).